Thống kê
Hôm nay : 15
Tháng 04 : 158
Năm 2024 : 3.846
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cách ăn uống để không 'rước hoạ vào thân' dịp Tết Nguyên đán 2019

Người có sức khỏe, có một trăm ước muốn, người không có sức khỏe chỉ có ước muốn là sức khỏe

Dịp lễ Tết, chế độ sinh hoạt và ăn uống thay đổi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng sẽ giúp bảo đảm sức khỏe cho gia đình trong những ngày đầu năm.  

Việc ăn uống trong dịp Tết ít nhiều cũng có xáo trộn. Người lớn, trẻ em ăn không đúng bữa, số bữa ăn nhiều hơn. Hơn nữa, các món ăn trong dịp Tết đa phần là thịt, cá, ít rau... do vậy mức tiêu thụ đồ ăn cũng nhiều hơn bình thường, ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là những người có bệnh mãn tính như gút, huyết áp, người già, trẻ em.

Trao đổi trên Sức khỏe & Đời sống, ThS.BS. Diệp Thị Thanh BìnhVào những ngày Tết, mọi người thường đi chơi, nên mỗi bữa chỉ nên ăn khoảng 70 - 80% lượng thức ăn so với bình thường, chia làm nhiều bữa, tối đa 4 - 5 bữa ăn mỗi ngày, không nên ăn quá no, uống quá say và phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cục An toàn Thực phẩm khuyến cáo, để bảo đảm sức khỏe của mỗi thành viên trong gia đình, cần duy trì ăn uống đa dạng thực phẩm, đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm và cân đối các chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn.

Mỗi người nên ăn tăng cường rau quả, hạn chế thịt, phủ tạng động vật, hải sản, rượu bia, bánh kẹo ngọt. Đối với người thừa cân béo phì, bị bệnh hoặc có nguy cơ bị các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, gút... cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng theo tư vấn của bác sĩ điều trị.

cach an uong de khong ruoc hoa vao than dip tet nguyen dan 2019
Mâm cỗ ngày Tết thường chứa nhiều chất đạm. (Ảnh minh họa: Tieudungplus)

Theo Ts. Bs.Phạm Vân Thúy, Viện Dinh dưỡng, bữa ăn của người cao tuổi trong ngày Tết cần đảm bảo đầy đủ chất đạm, chất bột, chất béo để cung cấp năng lượng, uống đủ nước, cần ăn đủ rau xanh và hoa quả chín (400 g/người/ngày) để tăng cường chất xơ, vitamin và chất khoáng như canxi, vitamin D…

Luôn đảm bảo ăn 3 - 4 bữa mỗi ngày, ăn vừa đủ no để dễ tiêu hóa. Hạn chế ăn thịt, có thể ăn thịt nạc, tăng cường ăn cá và chất đạm nguồn gốc thực vật như: đậu đỗ, lạc, vừng, đậu phụ, chứa nhiều chất xơ. Ăn tăng các thực phẩm giàu canxi như cá, đặc biệt là sữa (mỗi ngày 200 - 400ml). Trước bữa ăn có thể dùng chút rượu nhẹ như rượu vang đỏ (30-50 ml/ngày) để khai vị, có tác dụng tốt cho tuần hoàn, chống ôxy hóa, trung hòa được các gốc tự do, chống ung thư.

Tuy nhiên, cần hạn chế dầu (nên sử dụng dầu thực vật), mỡ, đường ngọt, thức ăn có nhiều mỡ, để tránh một số bệnh. Không nên ăn mặn, giảm muối, hạn chế ăn đồ muối (tổng lượng muối trong khẩu phần dưới 5 g/người/ngày) giúp phòng tránh một số bệnh tim mạch, huyết áp.

Theo khuyến cáo chung của Cục Y tế dự phòng về chế độ dinh dưỡng trong dịp Tết năm 2019, mỗi người cần duy trì số bữa ăn như ngày thường, không bỏ bữa.

- Bữa ăn phải cân đối, đảm bảo đủ nhu cầu các chất đạm, chất bột, chất béo để cung cấp năng lượng.

- Ăn nhiều các thực phẩm giàu canxi như cá, sữa; nên ăn nhiều rau xanh và trái cây để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất.

- Hạn chế ăn các thức ăn có nhiều mỡ như đồ chiên rán, thịt nấu đông, giò mỡ, giò thủ, thịt mỡ, lòng, mề, gan...

- Giảm ăn muối (giảm muối/gia vị mặn khi nấu ăn hoặc giảm chấm nước mắm/gia vị trên bàn ăn; hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn, thức ăn kho, muối...)

- Hạn chế ăn đường, đồ ngọt như các loại bánh, mứt, kẹo...; hạn chế uống nước ngọt có đường, nhất là đối với trẻ em.

- Cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Nên duy trì vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Lịch sự kiện
Fanpage Facebook